Học lái xe quốc tế Á Châu

Đường đôi là gì? Cách nhận biết biển báo đường đôi chính xác nhất

Biển báo đường đôi là một trong những biển báo quan trọng mà mọi người tham gia giao thông cần đặc biệt chú ý. Thế nhưng, không ít người vẫn nhầm lẫn giữa đường đôi và đường hai chiều. Vậy đường đôi là gì và biển báo nào báo hiệu đường đôi? Hãy cùng Học lái xe Á Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Đường đôi là gì?

Đường đôi là loại đường mà chiều đi và chiều về được phân tách rõ ràng bằng dải phân cách, theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT và khoản 3.11 Điều 3 QCVN 41:2019/BGTVT.

Dải phân cách này có thể cố định hoặc linh hoạt di chuyển, tùy thuộc vào thiết kế và mục đích sử dụng. Mỗi chiều lưu thông trên đường đôi có thể được chia thành nhiều làn đường khác nhau, phục vụ các loại phương tiện di chuyển trong cùng một hướng theo một cách trật tự và an toàn.

duong-doi-la-gi-bien-bao-duong-doi (2)
Đường đôi có chiều đi và chiều về được phân cách bằng dải phân cách

Hiện nay, nhiều người tham gia giao thông thường nhầm lẫn giữa đường đôi và đường hai chiều. Tuy nhiên, điểm khác biệt quan trọng nhất giữa hai loại đường này chính là sự hiện diện của dải phân cách.

Theo khoản 3.10 Điều 3 QCVN 41:2019/BGTVT, đường hai chiều được định nghĩa là phần đường xe chạy chung cho cả chiều đi và chiều về, không có dải phân cách ở giữa, mà chỉ được phân biệt bằng vạch sơn kẻ đường.

Cụ thể:

– Đối với đường đôi: Chiều đi và chiều về được phân cách bằng dải phân cách;

– Đối với đường hai chiều: Các chiều lưu thông của phương tiện trên đường được phân cách bằng vạch sơn kẻ đường, không có dải phân cách.

Nhận biết biển báo hiệu đường đôi

Căn cứ theo QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo hiệu đường đôi bao gồm:

Biển báo hiệu bắt đầu đường đôi (ký hiệu W.235)

Biển báo này có tên gọi chính xác là Biển báo đường đôi, được lắp đặt để thông báo cho người tham gia giao thông biết rằng họ sắp phải điều khiển phương tiện trên đoạn đường đôi có dải phân cách ở giữa. Trong khu vực nội thành và nội thị, biển báo này có thể không được đặt.

Biển báo này thường được lắp ở đầu đoạn đường, tại những vị trí dễ quan sát để người lái xe có thể nhận biết kịp thời. Điều này để đảm bảo người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có thể kịp thời điều kiện phương tiện theo đúng quy định.

Biển báo đường đôi gồm 2 loại

Biển báo kết thúc đường đôi (ký hiệu là W.236)

Biển báo này được sử dụng để thông báo cho người điều khiển phương tiện biết rằng họ sắp kết thúc đoạn đường đôi, nơi chiều đi và chiều về được phân cách bởi dải phân cách cứng. Đối với những đoạn đường hai chiều chỉ được phân chia bằng vạch sơn thì không phải đặt biển này.

Ngoài ra, trong khu vực nội thành và nội thị, biển báo này cũng có thể không được lắp đặt, tùy thuộc vào đặc điểm của từng tuyến đường.

Gặp biển báo hiệu đường đôi phải đi như thế nào?

Theo quy định, các phương tiện tham gia giao thông sẽ bị giới hạn vận tốc khi đi trên đường đôi. Do đó, khi gặp biển báo hiệu đường đôi, người điều khiển phương tiện cần lưu ý tuân thủ các quy định về tốc độ tối đa khi lưu thông như sau:

Tốc độ tối đa cho phép đối với xe cơ giới trong khu vực đông dân cư (ngoại trừ đường cao tốc)

Loại phương tiện

Vận tốc tối đa

– Ô tô

– Xe mô tô 02, 03 bánh

– Máy kéo

– Sơ mi rơ moóc/rơ moóc kéo bởi xe ô tô

60km/h

Tốc độ tối đa cho phép đối với xe cơ giới ngoài khu vực đông dân cư (ngoại trừ đường cao tốc)

Loại phương tiện

Vận tốc tối đa

Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (ngoại trừ xe buýt); xe ô tô có tải trọng tải đến 3,5 tấn

90km/h

Xe ô tô chở người từ 30 chỗ trở lên (ngoại trừ xe buýt); xe ô tô có tải trọng tải trên 3,5 tấn (ngoại trừ ô tô xi téc)

80 km/h

Xe buýt; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe ô tô chuyên dùng; xe mô tô (ngoại trừ ô tô trộn vữa/bê tông)

70 km/h

Xe ô tô kéo rơ moóc; xe ô tô kéo xe khác; xe ô tô trộn vữa/bê tông, ô tô xi téc.

60 km/h

Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) và các loại xe tương tự (ngoại trừ đường cao tốc)

Loại phương tiện

Vận tốc tối đa

– Xe máy chuyên dùng

– Xe gắn máy (kể cả xe máy điện)

– Các loại xe tương tự

Không quá 40km/h

Hiểu rõ về đường đôi và cách nhận biết biển báo đường đôi chính xác giúp người lái xe di chuyển an toàn và tuân thủ đúng quy định giao thông. Nếu bạn đang cần 1 trung tâm dạy lái xe A1 – B1 – B2 – C uy tín, chất lượng tại Bình Dương & TP.HCM thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0768.300.900 – 0786.300.900 để được tư vấn chi tiết và nhanh nhất nhé!

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT:

Exit mobile version